Để xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn bắt buộc của nước nhập khẩu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Mỗi quốc gia, mỗi loại sản phẩm của nước xuất khẩu và nhập khẩu lại khác nhau. Việc không tuân thủ các qui định này sẽ dẫn tới việc phải kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ thế nào? Dưới đây là 5 tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ mà Quý doanh nghiệp cần tham khảo trước khi xuất khẩu nông sản sang Mỹ
Tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản sang Mỹ, Các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm mà họ sản xuất ra, và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất.
Mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật
Các quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của Mỹ (khi gần đây nhất có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ có thể sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).
Sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là nguy hiểm và có thể dẫn đến việc nước nhập khẩu từ chối một lô hàng
Tại Mỹ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật cho được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản.
Tiêu chuẩn về Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Luật Khủng bố Sinh học, Luật này yêu cầu tất cả các nhà xuất khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và đưa ra thông báo trước khi xuất khẩu nông sản sang Mỹ.
Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ (COOL) yêu cầu thực hiện ngày 30 tháng 9 năm 2008 tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản. COOL sẽ có ảnh hưởng đến các qui định về truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ tới các nước cung cấp.
Tiêu chuẩn về Kiểm dịch thực vật
Tại Hoa Kỳ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy.
Tiêu chuẩn về Khai báo hải quan
Cơ quan hải quan chỉ có thể cấp phép nhập cho các sản phẩm vào Hoa Kỳ sau khi đã được APHIS và FDA kiểm tra tại nơi nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu cũng phải trả các loại thuế cần thiết tại đó, khi đã xác định được số lượng, giá trị, kiểu dáng và nước xuất xứ. Để đẩy nhanh thời gian xử lý ở cửa khẩu, các nhà xuất khẩu có thể hoàn tất một số thủ tục hải quan nhất định trước khi vận chuyển. Ví dụ, thông qua Dịch vụ Quốc tế của APHIS mà hiện nay có thể thực hiện tại một số nước để khai báo trước chứng từ nhập khẩu như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Các nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng Hệ thống Thương mại tự động do Hải quan Mỹ xây dựng nhằm hoàn tất chứng thư điện tử.