Hình banner

Tập trung quản lý chất lượng nguyên liệu

( 29-09-2014 - 10:01 PM ) - Lượt xem: 1164

Tổng cục Thủy sản?
Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE: - Tôi không lạm bàn đến tất cả nội dung của đề án mà chỉ nhấn mạnh đến nội dung liên quan đến vấn đề chế biến tôm. Theo dự thảo, các cơ sở chế biến tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 10% công suất của nhà máy, số nguyên liệu còn lại được cung cấp từ các cơ sở nuôi khác thông qua hợp đồng tiêu thụ do các cơ quan quản lý nhà nước xác nhận và giá trị pháp lý.
Trước hết, nói về việc phải có vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 10% công suất của nhà máy. Điều này có thể hiểu nhằm đảm bảo khâu chủ động về nguyên liệu. Nhưng 10% có ý nghĩa gì? Nó gần như đang thiếu cơ sở thực tiễn, chẳng hạn nếu DN không thể đầu tư vùng nguyên liệu đạt 10% thì sao?
Trên thực tế có những DN có vùng nguyên liệu đảm bảo tới 100%, nhưng nếu không có những phương án kinh doanh phù hợp vẫn có thể bị phá sản. Chúng ta cần phải giải quyết cái gốc của vấn đề. Điều kiện này không có tác dụng về mặt tái cấu trúc, vì bản thân DN khi thành lập đã phải nghĩ đến vấn đề nguyên liệu, lập nhà máy để kinh doanh có lợi nhuận, không phải để lỗ.
Thứ hai, hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu phải do cơ quan quản lý nhà nước xác nhận. Điều này sẽ tạo thêm thủ tục hành chính, dễ dẫn đến cơ chế xin-cho, tiêu cực. Thị trường luôn có những biến động, thậm chí biến động rất nhanh, chính vì thế nếu DN không thể có quyền chủ động trong quyết định mua nguyên liệu của mình, phải chờ xác nhận từ cơ quan quản lý làm sao ứng phó kịp thời.
Cũng có khuynh hướng cho rằng DN ép giá nông dân, nhưng theo tôi mọi chuyện không đơn giản như vậy, vì DN làm ăn cũng phải có uy tín. Với thực trạng của ngành tôm hiện nay, đề án này cần phải được điều chỉnh và xem xét lại nên tập trung vào khâu quản lý chất lượng nguyên liệu hơn là khâu chế biến.
Nói đơn giản như vấn đề dư lượng kháng sinh phải bắt nguồn từ khâu nuôi, nếu nuôi tôm có kháng sinh, khi chế biến không có cách nào làm hết được. Các cơ quan quản lý nên đánh giá đúng thực trạng của ngành trên quan điểm thị trường. Hiện nay, VASEP cũng đang đề nghị các DN cho ý kiến đóng góp về nội dung dự thảo, sau đó sẽ có những kiến nghị cụ thể để gửi lên Tổng cục Thủy sản.
- Còn việc hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm tôm xuất khẩu các cơ quan quản lý đã có những giải pháp gì, thưa ông?
- Từ trước đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho DN như xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, những hoạt động chính trị, ngoại giao, phối hợp cùng hiệp hội, DN trong việc đấu tranh chống các rào cản từ các nước nhập khẩu... Theo tôi đó là những hỗ trợ hợp lý và đầy đủ. Còn nếu nói Nhà nước phải hỗ trợ theo kiểu chỉ cho DN biết phải xuất khẩu đi đâu, làm ăn với DN nào… thì không nên.
Bởi lẽ thị trường do người bán và người mua tự tìm đến nhau và tự quyết định có làm ăn với nhau hay không. Nếu hình thành DN mà không tính toán được những thị trường cũng như những vấn đề liên quan có lẽ không có DN nào như vậy. Cũng có ý kiến liên quan đến việc hỗ trợ về vốn. Theo tôi, các DN phải tự chứng minh năng lực của mình với ngân hàng, không phải ngồi chờ Nhà nước đưa vốn cho làm ăn.
Ông có thể cho biết tình hình xuất khẩu tôm 8 tháng năm nay và dự kiến đến cuối năm?
 - Tình hình xuất khẩu tôm thời gian qua khá ổn 8 tháng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỷ USD và dự kiến đến cuối năm con số này sẽ là 3,5 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng khá tốt. Xét về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU vẫn là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú.
Một trong những yếu tố thành công của ngành sản xuất tôm là nguồn cung tôm trên thế giới giảm do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) vẫn đang hoành hành ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia… Thêm vào đó, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu nhập khẩu tôm tăng cao là những yếu tố chính giúp xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kết quả khả quan.
 - Xin cảm ơn ông.